1. Ráy tai là gì?
Ráy tai được tạo thành từ các tế bào chết, chất nhờn, mồ hôi tiết ra từ ống tai và các bụi bẩn. Sau khi hình thành, ráy tai được đẩy ra bên ngoài ống tai ngoài dưới tác động của lớp nhung mao của tế bào tuyến. Thông thường, ráy tai sẽ tự khô và xảy ra hiện tượng bong tróc ở tai ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong ống tai.
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào đặc điểm như chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, lứa tuổi, cơ địa,… mà tính chất của ráy tai như cấu trúc, màu sắc, mùi là khác nhau. Ngoài ra, các tình trạng của ráy tai cũng có thể biểu hiện các vấn đề sức khỏe. Ví dụ như sau:
-
Ráy tai ướt và có mùi hôi là thường biểu hiện của tình trạng tai bị nhiễm trùng, viêm tai giữa.
-
Ráy tai lẫn máu cảnh báo tình trạng tổn thương của tai, màng nhĩ.
-
Ráy tai chảy mủ màu xanh là biểu hiện tai bị nhiễm khuẩn.
-
Nếu không thấy sự xuất hiện của ráy tai chứng tích tụ keratin có thể đang diễn ra. Lúc này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế được được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng.
-
Ráy tai hình thành các mảng dày, có màu nâu tối là cảnh báo của tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể.
Thông qua ráy tai có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe
2. Khi nào nên lấy ráy tai?
Trên thực tế, ráy tai không phải là không có tác dụng. Việc thiếu hoặc quá ít ráy tai có thể khiến bạn bị ngứa, khô tai hoặc giảm các khả năng năng chặn vi khuẩn, các dị vật có thể rơi vào tai.
Theo các chuyên gia, ráy tai có thể được “tự loại bỏ” ra khỏi ống tai bằng việc rơi ra ngoài (khi quá nhiều) hoặc thông qua các cử động của hàm (nhai, nói chuyện), tắm rửa,… Tuy nhiên, khi gặp phải các tình trạng sau, bạn nên chủ động thực hiện việc lấy ráy tai, gồm có:
-
Đau tai, nghe âm thanh không rõ.
-
Cảm giác ù tai hoặc xuất hiện tiếng ồn, rung trong tai.
-
Tai chảy mủ, ngứa hoặc có mùi lạ.